Không nên quá lo lắng khi sử dụng tấm lợp fibrô – xi măng

Gần đây, nhiều người, nhất là những người nghèo ở nông thôn sống trong nhà lợp bằng tấm lợp fibrô-xi măng lo lắng khi một số tờ báo trích dẫn phát biểu của một cán bộ phòng sức khỏe nghề nghiệp và tai nạn thương tích (Cục Y tế Dự phòng và Môi trường – Bộ Y tế) cho rằng amiăng rất độc. Bất kỳ ai tiếp xúc với chất này đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh, trong đó có bệnh u bướu. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Lê Đình Tư, Chủ tịch Hiệp hội tấm lợp Việt Nam về vấn đề này.

Cần có cái nhìn khách quan về sợi amiăng trắng

Chúng ta vẫn nghe nói nhiều đến việc sử dụng sợi amiăng trong sản xuất tấm lợp fibro xi măng tại Việt Nam cũng như những ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe người lao động. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì có nhiều câu hỏi đặt ra mà các cơ quan ban ngành chính phủ cũng như các nhà nghiên cứu khoa học cần phải có câu trả lời.

An toàn và trách nhiệm trong sử dụng sợi amiăng trắng

Kết quả nghiên cứu do Bệnh viện Xây dựng – Bộ Xây Dựng công bố năm 2004 cho thấy mức độ nguy hiểm gây bệnh nghề nghiệp trong ngành sản xuất tấm lợp amiăng xi măng ở Việt Nam rất thấp. Chỉ có 4 trường hợp được ghi nhận bị nhiễm bụi phổi amiăng ở thể nhẹ (chiếm 0,4%) trong 1032 phim chụp từ số công nhân trực tiếp tiếp xúc với amiăng chrysotile từ 2 năm đến 28 năm. Đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với một số ngành công nghiệp khác (0,08%)

Cần thông tin khách quan về amiăng xi măng

Thời gian qua, có một số tờ báo đăng tải các bài viết về vấn đề sử dụng amiăng chrysotile (amiăng trắng) trong sản xuất tấm lợp fibrô xi măng (AC), một vấn đề không mới trong dư luận xã hội nhưng được xới lên với những thông tin “gây sốc” cả với các cơ quan nghiên cứu khoa học. Việc làm đó không chỉ gây ảnh hưởng đến việc ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường vật liệu xây dựng. Để làm rõ vấn đề, PV Báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Minh Phúc – Tổng thư ký Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Bếp than “than vãn”

Câu chuyện nhiều người bệnh có dấu hiệu ung thư phổi với biểu hiện giống nhau, đều từng sử dụng bếp than giữ nhiệt bằng bông amiăng đã bị cấm sử dụng ở VN khá “nóng” tại các tỉnh phía Bắc từ trước Tết Nguyên Đán.

Sử dụng chrysotile tại Brazil

Chrysotile (hay còn gọi là amiăng trắng) được sử dụng rộng rãi trong hàng trăm ngành công nghiệp ở Braxin. Mỗi năm đất nước này tiêu thụ khoảng 150 nghìn tấn Chrysotile. Hơn 170 nghìn công ăn việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp được tạo ra bởi các công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Cần nhìn nhận amiăng chrysotile khoa học và khách quan

Tại Hội nghị khoa học: “Amiăng trong sản xuất – giải pháp an toàn và sức khỏe” do Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động phối hợp với Công đoàn Xây dựng Quốc tế dưới sự tài trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế tổ chức ngày 12/8/2008 tại Hà Nội có một số báo cáo tập trung phản ánh, đánh đồng sự nguy hiểm, độc hại của amiăng amphibole với amiăng chrysotile (amiăng trắng). Đây là những quan điểm không khoa học, thiếu khách quan. Bài viết này cung cấp thêm một số thông tin để bạn đọc và dư luận hiểu và nhìn nhận đúng về amiăng chrysotile.

Bếp than “Con Cò” không có amiăng

Sau khi nhận được ý kiến của ông Phạm Như Hùng (trú tại số 9, C10 khu tập thể Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) về việc “Cần sớm kiểm tra và thu hồi bếp đun than tổ ong nhãn hiệu “Con Cò”, do báo Hànội mới chuyển, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh trả lời như sau:

Đá tan chỉ chứa amiăng nhóm amphibole (anthophyllite và tremolite)

Moscow ngày 8 tháng 4 năm 2009 – Thông qua số liệu phát hành trên báo chí tại Nga và các cơ quan truyền thông nước ngoài liên quan đến vấn đề đá tan nhiễm amiăng được tìm thấy trong mỹ phẩm dạng bột và bột cho trẻ em, sản xuất tại Hàn Quốc – Viện Chrysotile Nga đã có những phản hồi thích đáng.