Amiăng là tên thương mại dùng chung cho các loại sợi khoáng. Tuy nhiên trên thực tế, amiăng luôn được chia thành hai nhóm chính gồm amphibole (sợi amiăng nâu, xanh) và serpentine (sợi amiăng trắng).

Các loại sợi amiăng amosite, crocidolite, tremolite, actinolite, và anthophyllite đều thuộc nhóm amphibole với cấu tạo dạng thẳng, nhám, hình kim và chu kỳ bán tiêu hủy chậm. Các sợi thuộc nhóm amphibole khi vào phổi sẽ gây ra các khối u, triệu chứng viêm. Sau 10 – 20 năm ủ bệnh, các khối u sẽ phát tác thành ung thư và các bệnh về phổi.

Nhóm serpentine hay còn được gọi là chrysotile (amiăng trắng), có dạng xoắn, xốp mềm, là loại sợi được sử dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp ngày nay. Chúng được xếp vào nhóm các chất có độ bền sinh học thấp hơn rất nhiều so với sợi len thuỷ tinh và len đá. Theo các nghiên cứu khoa học, sau khi thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, sợi amiăng trắng sẽ bị đào thải ra khỏi phổi trong vòng từ 0,3 – 11 ngày hoặc bị phân huỷ bởi môi trường axit do các đại thực bào tạo ra.

Mắt đêm - THQH - Những mái ấm gia đình trên mọi miền Tổ quốc
Tại sao nên sử dụng sản phẩm amiăng - xi măng

Tại sao nên sử dụng sản phẩm amiăng - xi măng

Sản phẩm chrysotile - xi măng có rất nhiều điểm ưu việt như được sản xuất theo công nghệ tiết kiệm năng lượng, có tuổi thọ cao, ít gây rủi ro trong quá trình sản xuất và khi sử dụng ...

Liệu tấm tôn soán ngôi tấm lợp Fibro xi măng trên thị trường?

Tôn có thể là loại vật liệu phổ biến trên thị trường nhờ tính hữu dụng, giá thành, mẫu mã,... phù hợp phần lớn tiêu chí của nhiều hộ gia đình. Nhưng nếu đặt lên bàn cân cùng tấm lợp fibro xi măng, sự chênh lệch hiện lên vô cùng rõ ràng, phần lớn là...

Amiăng có thể gây cháy nổ hay không?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam đã phát biểu tại Tọa đàm VOV online, lúc 14:00 – 16:00, ngày 25/04/2015 rằng: "Có trường hợp amiăng trắng gây cháy nổ đã xảy ra ở Hà Nội".