Amiăng là tên thương mại dùng chung cho các loại sợi khoáng. Tuy nhiên trên thực tế, amiăng được chia thành hai nhóm chính gồm amphibole (sợi amiăng nâu, xanh) và nhóm serpentine (sợi amiang trắng).
Các loại sợi amiăng amosite, crocidolite, tremolite, actinolite, và anthophyllite đều thuộc nhóm amphibole với cấu tạo dạng thẳng, nhám, hình kim và chu kỳ bán tiêu hủy chậm. Đặc biệt, khi xâm nhập được vào phổi, chúng sẽ gây nên các khối u, triệu chứng viêm mà sau 10 – 20 năm ủ bệnh, sẽ phát tác thành ung thư và các bệnh về phổi.
Nhóm serpentine hay còn được gọi là chrysotile (amiăng trắng), có dạng xoắn, xốp mềm, là loại sợi được sử dụng nhiều nhất trong các ngành công nghiệp ngày nay. Chúng được xếp vào nhóm các chất có độ bền sinh học thấp hơn nhiều so với sợi len thủy tinh và len đá. Theo các nghiên cứu khoa học, sợi amiăng trắng sẽ bị đào thải ra khỏi phổi trong vòng từ 0,3 – 11 ngày hoặc bị phân hủy bởi môi trường axit do các đại thực bào tạo ra.
Amiăng trắng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không?
Hiện nay, amiăng nâu và xanh đã bị cấm sử dụng dưới mọi hình thức trên thế giới do hậu quả nghiêm trọng từ tính chất độc hại của sợi, điều kiện làm việc tồi tệ và việc sử dụng sai cách như phun, xịt dẫn đến phát tán bụi trong không khí, sau cùng gây ra các bệnh về phổi cho công nhân. Những bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi được phát hiện ngày hôm nay chính là kết quả của việc tiếp xúc với amiăng xanh và nâu từ 20 – 40 năm trước.
Tuy nhiên, sợi amiăng trắng vẫn đang được sử dụng có kiểm soát chặt chẽ tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước G8 gồm: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và các nước: Mexico, Brazil, Ukraina, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Việt Nam…
Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế chưa tìm thấy bằng chứng bệnh tật do amiăng trắng gây ra, đồng thời nhấn mạnh khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người của các loại sợi amiăng là khác nhau. Nghiên cứu của Hodgson và Darnton (2000) chỉ ra rằng rủi ro bệnh tật khi phơi nhiễm với amiăng amphibole cao hơn rất nhiều so với amiăng trắng như sau:
Rủi ro mắc bệnh |
Chrysotile | Amosite |
Crocidolite |
Ung thư phổi | 1 | 10 | 50 |
Ung thư trung biểu mô | 1 | 100 | 500 |
(Nguồn: Hodgson J.T. and Darnton A. (2000). The Quantitative Risks of Mesothelioma and Lung Cancer in Relation to Asbestos. Ann. Occup. Hyg. 44(8): 565-601).
“Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng ở những người tiếp xúc” do Cục quản lý Môi trường Y tế – Bộ Y tế triển khai trong 3 năm 2009 – 2011 thuộc Dự án “Bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2011” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Kết quả phỏng vấn tiền sử nghề nghiệp liên quan đến amiăng ở 447 trường hợp (trong 3 năm từ 2009 – 2011 và đây là các trường hợp bệnh liên quan đến amiăng bao gồm ung thư phổi, mảng dày màng phổi và ung thư trung biểu mô) vào nhập viện tại 06 bệnh viện lớn tham gia nghiên cứu cho thấy có 46 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu mô màng phổi (Mesothelioma màng phổi). 39 mẫu bệnh phẩm đối tượng được chẩn đoán ung thư trung biểu mô sau đó được lựa chọn gửi sang Bệnh viện Hiroshima, Nhật Bản đã được chuyên gia Nhật Bản xác định chẩn đoán là 08 trường hợp trong đó không có trường hợp nào có tiền sử rõ ràng tiếp xúc nghề nghiệp với amiăng.
Kết quả giám sát sức khỏe của người lao động được thực hiện từ năm 1976 tới nay chỉ mới phát hiện được 04 trường hợp mắc bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp trong số hơn 28.000 ca bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. So với việc phơi nhiễm với bụi silic làm hơn 20.000 công nhân mắc bệnh bụi phổi silic hiện nay (chiếm 75% tổng số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm), con số 04 trường hợp bệnh bụi phổi amiăng là quá nhỏ. Các bệnh liên quan amiăng khác như ung thư phổi, ung thư trung biểu mô màng phổi chưa phát hiện được qua kết quả khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng.
Sử dụng amiăng trắng an toàn
Để sử dụng amiang trắng an toàn cũng như hướng tới bảo vệ sức khỏe cộng đồng và gìn giữ môi trường, ngày nay, chỉ có các sản phẩm chứa amiăng trắng ở hàm lượng cao mới được phép sản xuất. Hơn 90% lượng sợi amiăng trắng trên thế giới hiện nay được sử dụng trong việc sản xuất các vật liệu xây dựng chứa hỗn hợp amiăng trắng – xi măng.
Việc sản xuất tấm fibro xi-măng (Tấm lợp amiang) và ống nước fibro ximăng chỉ chứa một lượng rất nhỏ sợi amiăng trắng (từ 8 – 10%) trong đó tỷ lệ các loại vật liệu thô khác được sử dụng là xi-măng 55%, tro bụi than thiên nhiên là 35%. Các sợi amiăng trắng có cấu trúc rỗng, được gắn kết rất chặt chẽ với hạt xi măng trong suốt quá trình sản xuất nên khó có thể bị phân tán ra môi trường bên ngoài. Hơn nữa, các nhà máy hiện nay đều sử dụng công nghệ ướt và khép kín nên hạn chế tối đa việc phát tán bụi ra ngoài môi trường. Do đó, các rủi ro về về sức khỏe cộng đồng và môi trường cũng được giảm thiểu.
Ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng ở Việt Nam đã tồn tại hơn 50 năm, từ năm 1963 đến nay và đã phát triển thành một ngành công nghiệp gồm 39 cơ sở sản xuất với công suất thiết kế hơn 106 triệu m2/năm, sử dụng hơn 5.000 lao động. Từ 2008 đến nay, mỗi năm sản xuất và tiêu thụ khoảng 80 – 85 triệu m2/năm chiếm khoảng 40 – 42% nhu cầu về tấm lợp, sử dụng bình quân 60.000 – 70.000 tấn amiăng trắng/năm. Tấm lợp AC chịu được những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nên tuổi thọ cao (30 – 50 năm), giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá tôn mạ màu loại dày 0.4 mm, giá thấp hơn từ 41,5 – 80,6% loại tấm lợp sử dụng sợi thay thế.
Có rất nhiều các chiến dịch truyền thông kêu gọi sự ủng hộ cho việc cấm sử dụng amiăng trắng trên toàn thế giới bất chấp những nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tế hữu ích của loại sợi này. Đáng tiếc rằng mục tiêu của chiến dịch không hoàn toàn vì sức khỏe cộng đồng mà còn vì những lý do như cạnh tranh thương mại nhằm thay thế thị phần sợi amiăng bằng sợi PVA hoặc thay thế thị phần tấm fibro xi măng vốn đang chiếm 40% thị phần tấm lợp tại Việt Nam bằng tấm tôn hoặc tấm chứa cốt sợi PVA. Đặc biệt, nhiều tổ chức và cá nhân đã thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ các hoạt động chống amiăng như phí luật sư, phần trăm tiền bồi thường cho nạn nhân khi tham gia các vụ kiện tụng…