Người dân sống dưới mái nhà lợp tấm lợp fibro amiăng trắng có nguy cơ mắc ung thư khi sử dụng nước hứng từ mái lợp để uống, sinh hoạt. Điều đó có đúng không?

Khả năng amiăng bị phát tán vào nước hứng từ mái lợp là khó có thể xảy ra vì amiăng trắng có cấu trúc rỗng, khi được trộn với xi măng, xi măng sẽ lấp đầy khoảng trống bên trong sợi và tạo nên kết cấu vững chắc giữa sợi với xi măng, amiăng rất khó có thể thoát ra khỏi cấu trúc này (trừ phi người ta khoan, đục). Và thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ điều này.

Báo cáo ORCA của Uỷ ban Hoàng gia Canada kết luận “Sau khi xem xét tất cả các chứng cứ y học, Ủy ban kết luận rằng ăn hay uống nước và đồ ăn chứa amiăng với nồng độ như hiện tại ở Bắc Mỹ không liên quan đến sự gia tăng đáng kể về bệnh tật.” (Tại Bắc Mỹ, nhiều đường ống dẫn nước được làm từ xi măng amiăng)

“… nên lưu ý rằng, khi tấm lợp xi măng amiăng đã bị hư hỏng nặng, …, chúng tôi không quan sát được lượng sợi amiăng đáng kể bị phát tán ra từ những vật liệu này.”

Campopiano et al. Ann Occup Hyg, 2

Tại Việt Nam, hầu hết các gia đình đều đã sinh sống dưới mái nhà tấm lợp fibro xi măng qua một hoặc hai thế hệ, thậm chí nhiều người còn uống nước hứng từ mái lợp fibro xi măng nhưng tuổi thọ trung bình của những người dân này vẫn cao, hơn nữa cũng không có nghiên cứu nào cho thấy bằng chứng cụ thể về việc mắc bệnh ung thư do sinh sống dưới mái nhà tấp lợp fibro xi măng.

Năm 2015, bên cạnh việc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho công nhận thuộc nhà máy tấm lợp, bệnh viện Xây dựng còn tổ chức tiến hành khảo sát thực trạng môi trường và sức khỏe dân cư của xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình, Hà Giang. Cuộc khảo sát tiến hành tại 30 vị trí khu vực nhà dân xã Tân Trịnh nhưng không phát hiện bụi amiăng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các mẫu đo bụi hô hấp và nồng độ bụi sợi amiang từ 1,4 – 2,8 (mg/m 3 ) đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

(Báo mới)