1. Thông tin về Công ước Rotterdam
Ngày 10 tháng 9 năm 1998, tại Rotterdam (Hà Lan), Công ước Rotterdam được thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2004. Được điều hành chung bởi Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Công ước quy định chi tiết trách nhiệm và những nỗ lực hợp tác giữa các thành viên trong thương mại quốc tế đối với một số hóa chất nguy hại, nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi tác hại tiềm tàng.
Ban đầu, Công ước được thành lập với mục đích đẩy mạnh hiệu quả quản lý và kiểm soát trong việc buôn bán và sử dụng một số hóa chất công nghiệp và thuốc trừ sâu gây hại giữa các nước. Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, hoạt động của Ban thư ký Công ước là một nguồn cơn gây lo lắng cho các Quốc gia thành viên và các Bên liên quan. Công ước giờ đây trở thành một tổ chức kém minh bạch, nơi đặt ra những áp lực nhằm đưa sợi amiăng trắng vào danh sách các chất hóa học bị cấm sử dụng và buôn bán. Các tổ chức vận động hành lang dưới sự hỗ trợ của các quốc gia ban hành lệnh cấm amiăng trắng đã biến Công ước trở thành nơi diễn ra các cuộc vận động cấm amiăng trắng. Mục đích là để gia tăng lợi ích của họ trong việc thúc đẩy sử dụng các sợ thay thế và các sản phẩm mà họ dẫn đầu sản xuất.
Do bối cảnh đại dịch đang có diễn biến phức tạp, Ban thư ký của Công ước đã quyết định chia Kỳ họp Lần thứ 10 của Hội nghị các Bên (COP-10) thành hai phần: cuộc họp trực tuyến và cuộc họp trực tiếp. Cuộc họp trực tuyến đầu tiên được diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 7 năm 2021. Cuộc họp trực tiếp sẽ dự kiến được tổ chức vào tháng 6 năm 2022.
2. Khi đại dịch trở thành một “cái cớ” để không cho phép các bên quan sát tham gia vào các cuộc đàm phán
Ban thư ký của Công ước đã đưa ra một quyết định gây bất lợi đối với các bên quan sát quan tâm đến các cuộc tranh luận của Công ước. Đại dịch và khả năng truy cập hạn chế trong cuộc họp trực tuyến chính là nguyên nhân Ban thư ký đưa ra để không cho phép các bên quan sát tham gia vào cuộc họp Dự bị Khu vực.
Ngay từ đầu tháng 4, ICA đã chất vấn Ban thư ký về việc đưa ra quyết định trên mà không sử dụng quy trình đưa ra quyết định như thông lệ. Do vậy, ICA đã gửi thư tới Ban thư ký của Công ước với mong muốn sửa đổi quyết định. Dưới đây là một phần trích đoạn của thư gửi:
“ICA với tư cách là một bên quan sát, chúng tôi muốn làm rõ quyền tham gia được ghi trong Quy tắc 7 của bộ Quy tắc Thủ tục. Theo Quy tắc này, các bên quan sát có thể tham gia mà không có quyền biểu quyết trong tiến trình của bất kỳ cuộc họp nào. Việc tham gia không chỉ xuất phát từ mong muốn được đóng góp những ý kiến mang tính xây dựng và dựa trên cơ sở khoa học trong quy trình đưa ra quyết định của Công ước Rotterdam, mà còn dựa trên niềm tin của hiệp hội chúng tôi vào các tổ chức quốc tế minh bạch, dễ tiếp cận và có trách nhiệm. Nếu các cuộc họp không thể có sự tham gia của các Bên liên quan đã tham gia nhất quán với Ban thư ký và nói rộng hơn là Công ước theo như các quy tắc và thủ tục. Điều này sẽ dẫn đến việc bất kỳ quyết định nào được đưa ra đều bị hạn chế, các cuộc họp riêng được công chúng nhìn nhận là thiếu sự cởi mở và gần gũi với những thành viên mà nó hướng tới. Do đó, chúng tôi gấp rút yêu cầu và khuyến khích Ban thư ký xem xét lại việc không cho phép các bên quan sát tham gia vào cuộc họp dự bị khu vực. Vấn đề này được Ban Thư ký thể hiện trong email gửi tới ICA vào ngày 14 tháng 4 năm 2021.”
3. Ban thư ký tiếp tục duy trì quyết định không công bằng của mình
Trong lá thư phản hồi ngày 18 tháng 5, Ban thư ký đã từ chối lời kêu gọi của ICA về việc sửa đổi quyết định trên. Ban thư ký nhấn mạnh rằng họ không có ý định về việc sửa đổi quyết định và sẽ duy trì việc không cho phép các bên quan sát tham gia vào các cuộc thảo luận. ICA hiện vẫn đang xem xét các lựa chọn của mình và chúng tôi sẽ thông báo cho bạn về các sáng kiến tiếp theo của chúng tôi nhằm thay đổi tình hình. Theo quan điểm của chúng tôi, Ban Thư ký không thể ngăn cản chúng tôi khỏi cuộc tranh luận mà không có sự tham gia của các Quốc gia thành viên trong việc đưa ra quyết định tại COP-10. Cho đến nay, có vẻ như Ban thư ký là người đề xuất duy nhất của quyết định gây tranh cãi này.
Một lần nữa, chúng ta rất lấy làm tiếc về thái độ của Ban Thư ký Công ước. Thực tế là, Ban Thư ký Công ước đang đưa ra quyết định về những vấn đề mà họ không có trách nhiệm theo các điều khoản của Công ước. Những quyết định này không thúc đẩy sự minh bạch và cởi mở cho tất cả các Bên liên quan. Ban thư ký cần phải nhanh chóng thay đổi quyết định. Các Quốc gia Thành viên sẽ phải tìm ra hướng đi đúng đắn nếu Ban thư ký tiếp tục duy trì quyết định không công bằng của mình.
4. Tóm tắt báo cáo về cuộc họp trực tuyến lần thứ 10 của Hội nghị Các bên Công ước Rotterdam
Tại buổi họp chính thức, phiên họp trực tuyến vào ngày 26 tháng 7 đã gặp nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật, điều này đã không cho phép cuộc họp diễn ra tốt đẹp. Nền tảng tổ chức cuộc họp – Interprefy – và/hoặc ban tổ chức đã cho thấy không được chuẩn bị tốt để xử lý một số lượng lớn người tham gia cũng như những phát biểu can thiệp trong cuộc họp.
Thêm vào đó, nhiều người tham gia, bao gồm cả các Bên quan trọng đã gặp phải rất nhiều sự cố kết nối. Điều này đã làm chậm hoặc thậm chí ngưng tạm thời cuộc họp. Do đó, nhiều Bên đã bày tỏ nguyện vọng để bắt đầu lại những cuộc họp trực tiếp càng sớm càng tốt, đặc biệt đối với các hạng mục quan trọng cần thiết phải được thảo luận. Các bên bày tỏ rằng khả năng kết nối và Internet ở một số các quốc gia chưa được tối ưu, do vậy họ cảm thấy khó khăn trong việc theo dõi các cuộc họp trực tuyến.
Về những vấn đề quan trọng, các chủ đề được thảo luận bao gồm việc điều chỉnh Công ước Rotterdam theo sự kéo dài của COP trong hai năm (do hoãn đến năm 2022) và việc giữ sự liên tục của hoạt động. Cụ thể, đã có các cuộc thảo luận về tài chính, đề xuất sửa đổi cho chương trình của công việc và ngân sách trong hai năm 2022-2023; bầu cử các nhân sự mới; và cuộc thảo luận về báo cáo kết quả của Nhóm Làm việc. Đây chính là buổi họp thông qua dự thảo quyết định về ngân sách tạm thời cho năm 2022; địa điểm và ngày diễn ra cuộc họp trực tiếp.
Do những hạn chế về mặt kỹ thuật khi họp trực tuyến, Ban Thư ký đã để xuất các Bên hoãn một số chủ đề và cuộc thảo luận sang phiên họp trực tiếp vào năm tới để giải quyết dễ dàng hơn.
Kết luận:
– Không có khía cạnh quan trọng nào đề cập đến amiăng trắng được thảo luận trong cuộc họp trực tuyến của COP. Tuy nhiên, những điểm này đã được lên lịch trong chương trình làm việc cho cuộc họp trực tiếp.
– Ban Bí thư đã gặp nhiều vấn đề trong việc tổ chức và quản lý phiên họp trực tuyến, do cả lý do kỹ thuật và quản lý chương trình làm việc với Các bên.
– Ban Thư ký tiếp tục thúc đẩy quy trình đưa ra quyết định dựa trên biểu quyết theo đa số, thay vì sự đồng thuận. ICA không ủng hộ thay đổi này, vì (1) nó có thể dẫn đến việc áp đặt các quyết định đối với các Bên bỏ phiếu chống lại một đề xuất; (2) mặc dù sự đồng thuận về việc bao gồm hóa chất trong Phụ lục III được bảo vệ bởi Công ước nhưng sự phổ biến của một hệ thống dựa trên đa số có thể dẫn đến các quyết định gây ảnh huởng xấu tới amiăng trắng (ví dụ: giới thiệu một phụ lục mới) hoặc thậm chí sửa đổi Công ước để bao gồm bỏ phiếu theo đa số như là một quy tắc và không phải là ngoại lệ. Cần tiếp tục có hành động để duy trì quy tắc đồng thuận như là quy trình ra quyết định của Công ước Rotterdam.