Chúng không có được độ mềm dẻo, dễ uốn, dai và chịu mòn như sợi amiăng trắng, nên không thể là vật liệu thay thế phổ biến đối với các sản phẩm ứng dụng đòi hỏi phải có những thuộc tính này (như vật liệu làm đệm kín, ma tít hay vật liệu làm chất bịt kín). Sử dụng sợi thủy tinh để gia cố các sản phẩm fibro xi măng không mang lại hiệu quả cao. Thậm chí sợi thủy tinh kháng kiềm được thiết kế cho các sản phẩm ứng dụng cũng không thể kháng kiềm hiệu quả. Sau 1 đến 5 năm, độ bền kéo giảm 50%, độ dẻo giảm 75% và độ bền va đập giảm 80%.
Sợi thủy tinh có thể được sử dụng trong phối trộn sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng chúng vẫn có những mặt hạn chế. Tính mài mòn của thủy tinh khiến thiết bị gia công nhanh mòn. Sợi thủy tinh không chịu được lực cắt và không thể xử lý nó trong máy trộn có lực cắt lớn. Các sản phẩm được gia cố bằng sợi thủy tinh có độ bền mỏi không cao.
Đối với các sản phẩm đúc khuôn sử dụng sợi thủy tinh, sự đàn hồi ngược quá lớn khi tháo khỏi khuôn là một vấn đề cần lưu ý. Sợi thủy tinh được sử dụng như những sợi đứt đoạn, vải lót hay sợi dệt làm nỉ lót sàn, cung cấp sản phẩm có xu hướng biến dạng và lồi ra khi bàn ghế, đồ đạc được kéo lê trên sàn.
Một vài loại sản phẩm sử dụng sợi thủy tinh:
Sản phẩm | Mặt hạn chế |
Giấy | Sức bền kém |
Nỉ | Độ bền |
Vật liệu cách điện | Chi phí |
Bao ống dẫn | Tuổi thọ ngắn |
Lớp cuộn atphan | Chịu ẩm kém |
Chất dẻo đúc khuôn | Sự đàn hồi ngược |
Chi phí sợi thủy tinh thay đổi phụ thuộc căn bản vào đường kính và thành phần cấu tạo. Chi phí cao hơn và dao động trong khoảng từ 0.75 đến 9 lần so với chi phí của sợi amiăng. Giá của sợi thủy tinh thường vào khoảng 1.3 đến 40 USD/kg.
Các thuộc tính của sợi thủy tinh:
Độ bền kéo | 1250-3600 MPa |
Mô đun đàn hồi | 70-97 GPa |
Đường kính | 8-12.5 micrômét |
Đường kính | 2.54-2.7 g/cm3 |
Giới hạn nhiệt độ | 300-5380C |
So với sợi amiăng chrysotile (amiăng trắng), sợi thủy tinh có nhiều điểm tương tự, ngoại trừ: tính giòn, tính mài mòn, độ bền nhiệt, tính chống ẩm và kháng kiềm.
Vật liệu thay thế amiăng – Marcel Cossette