Các nghiên cứu về amiăng tại Việt Nam có đáng tin cậy?

Các nghiên cứu về hiện trạng môi trường cũng như các bệnh liên quan đến amiăng đều được thực hiện bởi đội ngũ các chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ đầu ngành với đầy đủ trình độ và kinh nghiệm.

Tiêu biểu là “”Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng Môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng và những ảnh hưởng của amiăng đối với sức khỏe con người – Kiến nghị các giải pháp” là nghiên cứu cấp Nhà nước do các GS. TS. đầu ngành thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng – Bệnh viện Xây dựng và Trường Đại học Xây dựng thực hiện). Kết quả cho thấy, bệnh bụi phổi amiăng chỉ có 04 ca/1032 ca = 0.39% trong số công nhân các cơ sở trên, tỷ lệ này rất thấp so với bệnh bụi phổi silic và các bệnh nghề nghiệp khác như: bệnh bụi phổi silíc ở công nhân khai thác than là 11,62%, công nhân luyện kim đen là 9,7%, công nhân sản xuất xi măng là 11,87%.

Các chương trình khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân ngành tấm lợp và người dân sống quanh khu vực nhà máy tấm lợp fibro xi măng được thực hiện theo các quy trình quy định của Bộ Y tế. Hội đồng hội chẩn được thực hiện bởi đội ngũ các bác sỹ và chuyên gia đầu ngành tham gia chẩn đoán bệnh trong nước như: GS. Hoàng Đức Kiệt – Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam cùng các chuyên gia như GS.TS Trương Việt Dũng, chủ nhiệm Khoa Y dược – ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc – Bệnh viện quân y 103; GS.TS.BS Trần Thị Ngọc Lan, Phó cục trưởng – Phó Cục trưởng cục Quản lý môi trường Y tế; TS.BS Lê Thị Hằng, Tiến sỹ về bệnh bụi phổi, Giám đốc Bệnh viện Xây dựng.

Ngoài ra, việc nghiên cứu còn nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài, ví dụ như “Nghiên cứu các bệnh liên quan đến amiăng ở những người tiếp xúc” là một hoạt động thuộc Dự án “Bảo vệ sức khỏe người lao động giai đoạn 2009-2011” do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nghiên cứu được hỗ trợ bởi các chuyên gia của Bệnh viện Hiroshima, Nhật Bản và được thông qua Hội đồng Y đức của Bộ Y tế. Nghiên cứu được thực hiện bởi PGS.TS.BS Trần Thị Ngọc Lan, nguyên Phó cục trưởng – Phó Cục trưởng cục Quản lý môi trường Y tế và các cộng sự như TS. Lương Mai Anh – Cục trưởng cục Quản lý môi trường Y tế – Bộ Y tế. Kết quả là, các chuyên gia Nhật Bản khẳng định trong 8 trường hợp được chẩn đoán ung thư trung biểu mô, trong 39 mẫu bênh phẩm được gửi đi phân tích tại bệnh viện Hiroshima, không có trường hợp nào có tiền sử tiếp xúc rõ ràng với amiăng.

Bên cạnh đó, Hồ sơ Quốc gia về amiăng từ 2009 đến 2012 được thực hiện bởi TS. Phạm Văn Hải – Giám đốc Trung tâm Khoa Học Môi Trường và Phát Triển Bền Vững. Nghiên cứu có sự phối hợp tham gia của các GS.TS từ Bộ Y Tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Nghiên cứu của Viện Vật liệu Xây dựng về tình hình sản xuất, sử dụng tấm lợp xi măng amiăng do PGS. TS. Lương Đức Long, Ths. Nguyễn Thị Tâm, Ths. Nguyễn Kiên Cường (2014) thực hiện.