Nghiên cứu độc tính đường hô hấp với chrysotile đã được thực hiện trước đây ở những liều lượng cao vượt mức (thông thường 10 mg/m3), sử dụng sợi nghiền mà không xem xét đầy đủ tác động của phân bố sợi hoặc kích thước sợi. Các mô hình gợi ý rằng những tiếp xúc này vượt quá mức độ quá tải của phổi làm cho đánh giá định lượng của những nghiên cứu này gặp khó khăn nếu không nói là không thể.
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên đánh giá các phản ứng bệnh học và tế bào ở phổi chuột với sợi việc phun sợi chrysotile kiểm soát tốt nồng độ trong nghiên cứu độc học đường hô hấp cận mãn tính 90 ngày. Quy ước này, dựa trên quy ước do Ủy ban Châu Âu thiết lập để đánh giá sợi thuỷ tinh tổng hợp, cũng được thiết kế để đánh giá khả năng đảo ngược bất kỳ thay đổi nào và cho phép kết hợp các phản ứng với nồng độ sợi trong phổi và ảnh hưởng của chiều dài sợi.
Mặc dù việc tiếp xúc 90 ngày và phục hồi 92 ngày, chrysotile ở nồng độ tiếp xúc trung bình 76 sợi L>20 µm/cm3 (3.413 tổng sợi/cm3) cho kết quả không xơ hoá (điểm Wagner từ 1,8 đến 2,6) tại bất kỳ thời điểm nào. Trong nghiên cứu tương tự về sợi CMS có khả năng tan sinh học được thực hiện với cùng mức độ tiếp xúc hạt/sợi tương tự mặc dù ở mức độ trọng lượng cao hơn, xơ hoá Wagner mức 4 quan sát thấy với sự gia tăng vừa phải các PMN. Các tác giả cho rằng nguyên nhân do ảnh hưởng quá tải do số lượng lớn các hạt. Nồng độ sợi chrysotile cao hơn sử dụng trong nghiên cứu này vượt quá nồng độ hạt/sợi đã sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu sợi cận mãn tính nào có thể đem so sánh dưới góc độ số sợi L>20 µm và tổng số sợi/cm3.
Theo dự đoán trong các nghiên cứu độ bền sinh học gần đây về chrysotile, nghiên cứu này chỉ rõ rằng ở nồng độ tiếp xúc đó cao hơn 5.000 lần Giá trị Ngưỡng Giới hạn Mỹ 0,1 f(WHO)/cm3, chrysotile không gây ra phản ứng mô bệnh học đáng kể ở nghiên cứu độc học đường hô hấp cận mãn tính.