Liệu Việt Nam có cần nghiên cứu thêm về vấn đề amiăng trắng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi mà thế giới đã có những nghiên cứu về vấn đề này?

Việt Nam cần nghiên cứu để có đánh giá toàn diện vấn đề của riêng Việt Nam, từ đó có cách quản lý phù hợp với thực trạng và điều kiện quốc gia.

Thực tế, hầu các nghiên cứu của thế giới đã được thực hiện cách đây 20-50 năm, khi amiăng amphibole và amiăng trắng được sử dụng lẫn lộn, phun và xịt trực tiếp một cách không có kiểm soát cũng như chưa có những quy định nghiêm ngặt về bảo hộ lao động như hiện nay. Những trường hợp mắc bệnh ung thư trung biểu mô ngày hôm nay là kết quả của việc phơi nhiễm amiăng nâu và xanh từ nhiều năm trước mà trong đó Úc, Canada và Nhật là những nước sử dụng hoặc khai thác amiăng nâu và xanh nhiều nhất.

Tại Việt Nam hiện nay, chỉ có amiăng trắng được đưa vào sử dụng và quá trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ trong một quy trình khép kín nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. Đặc biệt là trong quy trình sản xuất tấm lợp fibro xi măng, amiăng trắng được xử lí và kiểm soát một cách nghiêm ngặt, những sợi amiăng sau khi được trộn phối liệu sẽ bám chặt vào các hạt xi măng và không có khả năng phát tán ra môi trường hay thâm nhập vào phổi.

Các nghiên cứu được thực hiện bởi Bộ Y tế, Bệnh viện Xây dựng – Bộ Xây dựng và Bộ môi trường đều chưa tìm được trường hợp vào bị ung thư trung biểu mô do amiăng gây ra. Năm 2002-2003, Bộ Tài nguyên Môi trường đã tuyển chọn, giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp triển khai đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng Môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng và những ảnh hưởng của amiăng đối với sức khỏe con người – Kiến nghị các giải pháp”. Trong đó Trung tâm Y tế Xây dựng (nay là Bệnh viện Xây dựng) thực hiện nội dung: Nghiên cứu, đánh giá những ảnh hưởng của amiăng đến sức khoẻ con người. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sức khỏe trên 1.032 công nhân đang sản xuất và hưu trí trong đó có 14 công nhân hưu trí của 15 cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng đã kết luận: (a) Bệnh bụi phổi amiăng chỉ có 04 ca/1032 ca = 0.39% trong số công nhân các cơ sở trên, tỷ lệ này rất thấp so với bệnh bụi phổi silic và các bệnh nghề nghiệp khác như: bệnh bụi phổi silíc ở công nhân khai thác than là 11,62%, công nhân luyện kim đen là 9,7%, công nhân sản xuất xi măng là 11,87%. (b) Không thấy có trường hợp nào có các tổn thương lành tính khác liên quan đến amiăng như mảng dày màng phổi và canxi hoá màng phổi (3) Chưa phát hiện được trường hợp nào có các bệnh ác tính như ung thư phổi phế quản và ung thư trung biểu mô trong số công nhân đã khám (4) Hồi cứu hồ sơ lưu của các cơ sở từ trước đến nay chưa có ca nào phát hiện bệnh ung thu phổi ác tính (ung thư phổi, phế quản và mesothelioma) (5) Hồi cứu hồ sơ các trường hợp ung thư trung biểu mô đã chẩn đoán ở Hà Nội và TP HCM từ năm 1991 – 2001 cũng chưa đủ căn cứ kết luận có trường hợp nào liên quan đến sản xuất tấm lợp amiăng xi măng ở Việt Nam.

(Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng Môi trường các cơ sở sản xuất tấm lợp amiăng xi măng và những ảnh hưởng của amiăng đối với sức khỏe con người – Kiến nghị các giải pháp” Hội đồng Nghiệm thu cấp Nhà nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Vì các yếu tố trên, Việt Nam không thể chỉ căn cứ vào kết quả của những nghiên cứu này vì điều kiện sử dụng amiăng trắng như ở Việt Nam hiện nay đã rất khác. Đây cũng là hành động đúng đắn, thực hiện theo các “Phương pháp tiếp cận khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện các quốc gia” do Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) khuyến nghị liên quan đến loại sợi, thời gian, điều kiện và phương pháp sử dụng amiăng trắng.