Cũng là một loại vật liệu vô cùng phổ biến với tính ứng dụng cao, mái tôn trở thành một sản phẩm vô cùng phổ biến trong đời sống hiện nay. Chưa nói đến nông thôn, ngay tại thành thị hay các thành phố lớn đều có thể dễ dàng tìm thấy những lớp mái tôn sặc sỡ sắc màu ở khắp mọi nơi. Nếu so với tấm lợp fibro xi – măng, tấm tôn có sự khác biệt như thế nào?
I.TẤM TÔN
Tôn có hình dạng lượn sóng, sản xuất từ chất liệu kim loại, nhẹ, có thể dễ dàng vận chuyển số lượng lớn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại mái tôn với mẫu mã đa dạng và phong phú với nhiều ưu điểm mới, phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Hiện nay trên thị trường có 4 loại mái tôn phổ biến đang xuất hiện đó là: tôn cách nhiệt, tôn giả ngói, tôn lạnh và tôn cán sóng.
Mái tôn có thể được sản xuất từ nhiều vật liệu, mẫu mã khác nhau nên độ chênh lệch về giá khá nhiều, tuỳ theo từng nhu cầu sử dụng như:
1. Tôn cách nhiệt
Do sản xuất từ chất liệu kim loại nên tôn có tính chất hút nhiệt cực kỳ cao, vì vậy loại tôn cách nhiệt sẽ ngăn cản nhiệt lượng từ mặt trời vào bên trong các công trình hay các ngôi nhà. Tôn cách nhiệt được cấu tạo bởi 3 lớp : Lớp tôn bề mặt + Lớp PU + Lớp PP/PVC + Lớp PU (Polyurethane) mật độ cao tạo sợi bền vững giúp tăng cường hiệu quả cách âm, cách nhiệt so với các sản phẩm cùng loại khác.
Lớp lụa PVC hạn chế khả năng cháy mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho lớp trần dưới mái nhà. Ngoài ra, tôn cách nhiệt cũng có thể được cấu thành từ các lớp: tôn, xốp, tôn hoặc tôn xốp, màng PVC.
2. Tôn giả ngói
Ngói sẽ có chi phí khá cao so với các loại vật liệu thông thường, vì vậy miếng tôn giả ngói sẽ là một biện pháp thay thế vô cùng tiện lợi, phù hợp với các mái nhà có kiến trúc nhiều mái theo kiểu nhà biệt thự hoặc các mái nhà có độ dốc lớn. Ngoài ra sử dụng tôn sóng ngói lợp mái sẽ giảm đi tải trọng lên khung sườn của mái, cột và móng.
3. Tôn lạnh
Đây là loại tôn có khả năng phản xạ tối đa tia nắng mặt trời nhờ bề mặt tôn sáng bóng, tốt hơn nhiều với các loại khác. Tôn lạnh sẽ có 1 lớp mạ là hợp kim nhôm kẽm, lớp mã này sẽ có 55% nhôm, 43,5% kẽm và silicon 1,5%.
Hai thành phần này sẽ giúp cho tôn có khả năng chống ăn mòn và các tác hại từ môi trường hiệu quả hơn 4 lần các loại thông thường trong cùng một điều kiện môi trường và sẽ tỏa nhiệt nhanh về đêm nên giúp các công trình xây dựng mát mẻ nhanh hơn.
4. Tôn cán sóng
Đây là loại tôn cơ bản cũng như dễ dàng tìm thấy và sử dụng nhiều nhất so với các loại kể trên. Tôn cán sóng có nhiều loại như 5 sóng, 9 sóng, 11 sóng, loại tôn này không có các lớp xốp hay các lớp PU như tôn cách nhiệt nhưng vẫn được mạ kẽm và sơn phủ nhằm tạo thêm tính thẩm mỹ.
II.TẤM FIBRO XI MĂNG
Tấm lợp fibro xi măng là một vật liệu khá đặc biệt với công nghệ sản xuất bắt nguồn từ giấy chế tác bằng sợi amiăng, sau khi được sản xuất đại trà amiăng trắng được đưa vào làm thành phần của tấm lợp xi măng với xấp xỉ 10%, độ bền uốn hơn 160 kgc/cm2 và cứ mỗi 7-9 lớp lại được các sợi amiăng trắng mảnh mai, có tính bám dính tạo độ bền chặt vô cùng cao.
Ưu điểm chung của tấm lợp fibro xi măng là cách nhiệt, cách âm, cách điện, dễ thi công, khả năng chống chịu và tiện lợi không hề kém cạnh mà lại có phần vượt trội và ưu việt hơn khi được đưa vào sử dụng trong môi trường khắc nghiệt như Việt Nam với tuổi thọ từ 30-40 năm.
1. Tấm lợp fibro xi măng dạng sóng
Là loại được yêu thích và sử dụng nhiều nhất với độ cao bước sóng thấp để hạn chế tối đa gió lùa, tránh mưa hắt vào trong hay lật và khiến mái lợp đẹp, mềm mại và dễ dàng thi công hơn.
2. Tấm lợp fibro xi măng dạng phẳng
Thường được sử dụng làm lớp lót sàn, vách ngăn, trần nhà, sử dụng bao quanh nhà kho, nhà xưởng và trang trại để che chắn, chống rò rỉ điện hay các tác động khác của môi trường kiềm, phèn mặt,…
Fibro xi măng đã được đưa vào sử dụng từ hơn 50 năm trước trong khi các vật liệu khác mới chỉ xuất hiện trong khoảng 10 – 20 năm trở lại đây. Nhìn chung, các tấm lợp fibro xi măng hiện nay đều được cải tiến từ quy trình sản xuất, mẫu mã, màu sắc để theo kịp xu thế hiện đại mà vẫn đảm bảo tiêu chí rẻ, bền, đẹp.
KẾT LUẬN
Nhìn chung, mái tôn có tuổi thọ trung bình khoảng 10-30 năm tuỳ loại, có khả năng chống cháy, nấm mốc, công trùng, ngoài ra còn có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu khác nên dễ dàng lắp đặt và vận chuyển, không thấm nước và mẫu mã đa dạng, vậy nên tấm tôn được sử dụng nhiều trong đời sống không phải là điều kì lạ.
Tuy nhiên loại vật liệu này cũng chưa phải là sự lựa chọn hoàn hảo, do hình dạng lượn sóng và chất liệu tạo thành, tôn hấp thu lượng nhiệt lớn nên nếu sử dụng loại thông thường sẽ phải sử dụng thêm biện pháp thay thế hay kể cả sử dụng loại cải tiến tốt hơn thì chi phí đều không hề rẻ (gấp 1.5 – 2lần).
Đối với khí hậu có lượng mưa nhiều như Việt Nam, những cơn mưa sẽ tạo ra tiếng ồn rất lớn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Sử dụng lâu dài trong tình trạng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, mưa lớn thì tôn sẽ dễ dàng bị móp, hoen gỉ, bung các mối liên kết, thậm chí là bị tốc nếu gặp bão lớn.
Nếu so sánh tấm lợp tôn và tấm lợp fibro xi măng, hiển nhiên tôn sẽ nhẹ và tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên tấm lợp fibro xi măng hiện nay đã cải tiến hơn rất nhiều để theo kịp xu thế mà không hề kém cạnh với tấm tôn.
Fibro xi măng có khả năng chống cháy không bắt lửa hay thấm nước, không bị thay đổi cấu trúc do nhiệt độ hay độ ẩm gây ra, mang tính chất bền lại có giá vô cùng rẻ, không cần phải sử dụng quá nhiều biện pháp thay thế khi đưa vào sử dụng như tấm tôn. Đặc biệt, phù hợp với những nơi có nhu cầu lớn như vùng sâu vùng xa, ven biển hoặc những hộ gia đình muốn tối giản chi phí xây dựng.
Có lẽ điểm trừ duy nhất của tấm lợp fibro xi măng là những cáo buộc chưa được chứng thực, còn nếu so về công dụng, sự tiện lợi của nó thì khó sản phẩm nào có thể cùng đặt lên bàn cân, thậm chí hiếm sản phẩm nào có được quy trình sản xuất và kiểm soát gắt gao như tấm lợp fibro xi măng nhằm đảm bảo an toàn cho cả người lao động và người sử dụng.