Độ bền sinh học của amiăng trắng sau khi thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp

Trong nghiên cứu này việc đánh giá động lực học và tốc độ thanh thải amiăng trắng lấy từ mỏ Cana Brava ở miền trung Brazil được so sánh với kết quả nghiên cứu trên chuột về độ bền sinh học của amiăng qua hô hấp.

Vẫn còn rất ít thông tin về mối liên quan giữa amiang với bệnh tật và liệu rằng khả năng gây bệnh của hai nhóm khoáng sản amiăng có giống nhau hay không. Amiăng thường được mô tả như một loại sợi bền chắc mà nếu hít thở phải thì chúng sẽ bị giữ lại trong phổi và gây bệnh . Gần đây, một quy ước chuẩn đã được xây dựng để đánh giá độ bền sinh học của các loại sợi khoáng trong phổi. Theo đó, khả năng giải phóng amiăng chrysotile ra khỏi cơ thể rất khác với những loại sợi amphibole và amiăng dễ phân hủy khác. Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ học gần đây cũng đã chỉ ra sự khác nhau giữa amiăng chrysotile với amphibole.

Nghiên cứu này được thực hiện để xác định sự thanh thải (độ bền sinh học) cũng như sự phân bổ và dịch chuyển trong phổi của các loại sợi trên. Do những sợi có khả năng gây bệnh cao nhất là sợi dài, nên các mẫu chrysotile được đặc biệt lựa chọn để có khoảng hơn 450 sợi/cm3 dài hơn 20 µm sử dụng trong nghiên cứu phơi nhiễm với khí dung.

Sợi amiăng trắng Brazil đã được khẳng định là sẽ nhanh chóng bị thanh thải khỏi phổi. Các sợi kích thước dài hơn 20 micromet có chu kỳ bán rõ là 1,3 ngày với phương thức chủ yếu là hòa tan hoặc phân tách thành nhiều sợ ngắn hơn. Với sợ ngắn, có kích thước từ 5-20 micromet sẽ giải phóng nhanh hơn (T1/2 = 2,4 ngày) loại < 5 micromet.