Các nghiên cứu độc học đường hô hấp với amiăng chrysotile ở điều kiện phổi không quá tải đã chứng minh rằng các sợi dài (>20 mm) nhanh chóng bị đào thải khỏi phổi, không bị đẩy sang các khoang màng phổi và không tạo ra các phản ứng gen sợi. Trái lại, các sợi amiăng amphibole dài vẫn duy trì độ bền, nhanh chóng bị đẩy sang khoang màng phổi (trong khoảng 7 ngày) và dẫn tới chứng xơ hóa kẽ và viêm màng phổi.
Đánh giá định lượng những nghiên cứu dịch tễ học sợi khoáng xác định được khả năng gây ra ung thư phổi và ung thư trung biểu mô của amiăng chrysotile và amphibole theo loại sợi và phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại sợi khoáng này.
Những nghiên cứu này được xem xét trên cơ sở sử dụng thường xuyên amiăng amphibole. Tương tự các hạt khác có thể hít phải, có bằng chứng cho thấy tiếp xúc kéo dài và mức độ cao với chrysotile có thể gây ung thư phổi. Tầm quan trọng của những bài đánh giá hiện nay và báo cáo tương tự cho thấy mức độ phơi nhiễm chrysotile không thể hiện một rủi ro có thể phát hiện đối với sức khỏe. Vì tổng liều lượng trên thời gian tiếp xúc mới quyết định khả năng phát bệnh và gia tăng bệnh, đồng thời các đánh giá cũng cho rằng khả năng xảy ra những kết quả tiêu cực thậm chí vẫn thấp ngay cả khi mức độ tiếp xúc cao nhưng chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Nhóm các nhà nghiên cứu thực hiện: David Bernstein1, Jacques Dunnigan2, Thomas Hesterberg3, Robert Brown4, Juan Antonio Legaspi Velasco5, Raul Barrera6, John Hoskins7, và Allen Gibbs8
1Tư vấn về Độc học, Geneva, Thuỵ Sĩ, 2Đại học Sherbrooke, Sherbrooke, QC, Canada, 3Trung tâm Độc học và Sức khoẻ môi trường, Little Rock, Arkansas, Mỹ, 4Cơ quan phụ trách Độc học, Rutland, Anh, 5Học viên Y khoa Quốc gia Mexico, 6Viện nghiên cứu Bệnh đường Hô hấp Quốc gia, Thành phố Mexico, Mexico, 7Các nhà nghiên cứu Độc học độc lập, Haslemere, Anh, và 8Bệnh viện Llandough, Penarth, Anh