Khuyến cáo của Hội đồng Y tế thế giới (WHA)
Khuyến cáo đã hướng dẫn cần xem xét và áp dụng các “Phương pháp tiếp cận khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện các quốc gia” khi thí điểm khuyến cáo sử dụng các biện pháp loại bỏ các bệnh bụi phổi liên quan đến amiăng tại Việt Nam và Thái Lan.
Một đoạn trích trong Chương trình nghị sự mục 12.13 – Kế hoạch hành động toàn cầu của WHA – về sức khoẻ người lao động đã khẳng định sẽ không cấm sử dụng sợi amiăng trắng: “WHO sẽ làm việc với các quốc gia thành viên để tăng cường năng lực của Bộ Y tế nhằm cung cấp cho lãnh đạo các quốc gia về hoạt động liên quan đến sức khỏe của người lao động, xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động, và kích thích sự hợp tác liên ngành. Hoạt động bao gồm các chiến dịch toàn cầu để loại bỏ các bệnh bụi phổi liên quan đến amiăng – ghi nhớ là các phương pháp tiếp cận cần phải được tiến hành sao cho phù hợp với các văn kiện quốc tế, quy định và văn hoá, kinh tế, chính trị vùng miền, bằng chứng về tính ảnh hưởng cúa sợi, cũng như chủng ngừa của nhân viên chăm sóc sức khỏe chống lại viêm gan siêu vi B hoặc các hành động khác nhằm giải quyết các ưu tiên về sức khỏe liên quan đến công việc.” (Kế hoạch hành động toàn cầu của WHA)
Khi tiến hành chiến dịch này, WHO và ILO đã cùng hợp tác soạn thảo “Đề cương cho sự phát triển của Chương trình Quốc gia về xoá bỏ bệnh bụi phổi liên quan đến amiăng”. Bản đề cương sau đó đã được thông qua mà không có sự tham vấn từ đại diện chính phủ và chuyên gia tư vấn các nước. http://www.who.int/occupational_health/publications/elimasbestos/en/index.html và gây ra hiểu nhầm từ “loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng” thành “cấm sử dụng amiăng”.
Công ước ILO 162
Công ước được Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) phê chuẩn vào tháng 4/1986 về vấn đề an toàn trong sử dụng sợi amiăng cũng như các khuyến nghị trong sử dụng có kiểm soát sợi amiăng trắng. Công ước nêu rõ việc cấm sử dụng sợi amiăng thuộc nhóm amphibole và cho phép sử dụng sợi amiăng trắng với những quy định và tiêu chuẩn nhất định như cấm sử dụng amiăng trắng theo cách phun xịt; quy định nồng độ bụi amiăng trắng cho phép trong môi trường sản xuất; yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất phải có các biện pháp bảo vệ công nhân tránh những rủi ro do tiếp xúc với amiăng trắng bao gồm trang bị bảo hộ lao động theo đúng tiêu chuẩn và theo dõi sức khỏe định kỳ cho công nhân.
http://www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO::P12100_INSTRUMENT_ID:312307
Công ước Rotterdam
Đây là công ước quốc tế về thủ tục thỏa thuận thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong thương mại quốc tế. Mục tiêu của công ước là đẩy mạnh nỗ lực hợp tác và chia sẻ trách nhiệm giữa các bên tham gia công ước đối với một số hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong thương mại quốc tế. Điều này nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước những tác hại tiềm tàng do các chất nguy hại gây ra, đồng thời góp phần sử dụng chúng một cách an toàn thông qua việc tăng cường trao đổi thông tin về đặc tính của các hóa chất, hỗ trợ các quá trình quyết định quốc gia về xuất nhập khẩu và phổ biến những quyết định đó cho các bên tham gia công ước.
Phụ lục III của Công ước Rotterdam là danh mục thuốc trừ sâu và các hóa chất công nghiệp bị cấm buôn bán hoặc hạn chế về vận chuyển bằng đường biển do các rủi ro liên quan đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Tính đến nay có tất cả 47 hóa chất, trong đó bao gồm 33 loại thuốc trừ sâu và 14 hóa chất công nghiệp. Để đưa 1 hóa chất vào Phụ lục III cần phải có được sự ủng hộ của toàn bộ các thành viên của Công ước (nguyên tắc đồng thuận tuyệt đối).
Kết quả của các kỳ Hội nghị Công ước Rotterdam trước đây (được tổ chức 2 năm 1 lần) đều không đưa được amiăng trắng vào Phụ lục III do vẫn còn rất nhiều quốc gia phản đối.Tại Kỳ họp thứ 7, do UNEP và FAO tổ chức, diễn ra từ ngày 11-15/05/2015, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Giơ-ne-vơ (CICG), Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. Với sự tham dự của 154 quốc gia thành viên, sau Hội nghị, chỉ có 46 quốc gia đưa ra ý kiến về việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam, trong đó:
- 35 nước ủng hộ việc đưa vào Phụ lục III (bao gồm Hoa Kỳ – không phải thành viên của Công ước): Jordan, Nepal, Úc, Georgia, Quần đảo Cook, Benin, Brazil, New Zealand, Peru, Colombia, EU, Malaysia, Honduras, Na Uy, Serbia, Liberia, Hàn Quốc, Moldova, Ả Rập Saudi Arabia, Maldives, Argentina, Urugway, Cộng hoà Dominica, Niger, Thuỵ Sỹ, Mông Cổ, Cộng hoà Dân chủ Congo, Cộng hoà Congo, Israel, Cameroon, Equatorial Guinea, Panama, Tonga, El Salvador, và Hoa Kỳ
- 8 nước phản đối đưa vào Phụ lục III (bao gồm Belarus – không phải thành viên của Công ước): Zimbabwe, Pakistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Liên bang Nga, Ấn Độ, Cuba, và Belarus do chưa có bằng chứng chứng minh amiăng trắng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nếu được sử dụng an toàn và có kiểm soát.
- 3 nước đưa ra nhận định về amiăng trắng mà không nói rõ quan điểm về việc đưa vào Phụ lục III hay không: Sri Lanka, Thái Lan và Kenya
- Đại điện của Việt Nam, tại Kỳ họp 7, đã không phản đối việc đưa amiăng trắng vào Phụ lục III
Cuối cùng, tại Kỳ họp 7 (tháng 5 năm 2015), Amiăng trắng vẫn chưa bị đưa vào Phụ lục III và sẽ được tiếp tục đưa ra xem xét tại Kỳ họp 8 (năm 2017).
Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA)
Hiệp định thương mại tự do giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các quốc gia thành viên (VN – EAEU FTA, bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai Bên khởi động từ tháng 3 năm 2013. Qua 2 năm đàm phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ, ngày 29 tháng 5 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ các nước đã thay mặt Nhà nước chính thức ký Hiệp định này tại Burabay, Kazakhstan. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Theo đó, Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa lên tới khoảng 90% số dòng thuế, tương đương trên 90% kim ngạch thương mại song phương. Hiệp định cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải tôn trọng các quy định và không được có hành vi phân biệt chống lại bất kỳ sản phẩm nào nếu chưa có sự tham vấn và đàm phán trước.
Do Việt Nam đang nhập khẩu một khối lượng lớn amiăng trắng từ Nga và Kazakhstan nên việc cấm sử dụng amiăng trắng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nước trong khi các nghiên cứu khoa học chưa tìm ra mối liên hệ gây bệnh giữa amiăng trắng tới sức sức khoẻ con người.
Nội dung chi tiết của Hiệp định VN-EAEU FTA có thể tải xuống tại: http://www.moit.gov.vn/Images/editor/files/vn eu.rar (Hiệp định được ký chính thức bằng tiếng Anh, bản dịch tiếng Việt dùng để tham khảo).